Nhìn những bức ảnh Hà Nội ẩn mình trong tầng tầng lớp lớp bụi mịn, cùng sự cảnh báo nguy cơ gây hại sức khỏe từ báo đài gần đây chắc chắn đã làm không ít người lo lắng về sự ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Vậy ô nhiễm không khí ảnh hưởng thế nào? Và có biện pháp nào để bảo vệ bản thân khỏi sự ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí không? Dưới đây GreenAir sẽ đề xuất một vài phương pháp để bảo vệ sức khỏe, hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng ô nhiễm không khí đem lại.
1. Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là hiện tượng thay đổi các đặc tính tự nhiên của không khí mà con người đang hít thở bởi các tác nhân vật lý, hóa học hoặc sinh học.
Hà Nội chìm trong bụi mịn
Biểu hiện rõ ràng nhất của ô nhiễm không khí gần đây có thể kể đến Hà Nội. Khi đồng hồ đã chỉ 10 giờ sáng nhưng cả thành phố gần như vẫn chìm trong làn sương mù mịt. Chỉ số AQI đạt ngưỡng 208, mức độ ô nhiễm nặng, khả năng gây hại cho sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến hầu hết mọi người. Thành phố Hà Nội, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về mức độ ô nhiễm không khí.
2. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Trong không khí bị ô nhiễm thường sẽ chứa các tác nhân gây hại đến sức khỏe cộng đồng bao gồm: ozone (O3), Nito dioxide (NO2), Sulfur dioxide (SO2), và các hạt vật chất hay còn gọi là bụi mịn (PM). Đặc biệt những hạt vật chất có đường kính nhỏ hơn 10 và 2,5 micron có nguy cơ thâm nhập vào cơ thể con người thông qua hệ hô hấp vào phổi và vào máu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và hệ hô hấp.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tất cả mọi người, là nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không truyền nhiễm đứng thứ 2, chỉ sau hút thuốc lá. Năm 2013, Cơ quan nghiên cứu ung thư của WHO (IARC) đã phân loại ô nhiễm không khí ngoài trời và các hạt vật chất bụi mịn thuộc nhóm chất gây ung thư.
Ở trẻ em, việc sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí có thể gây ức chế tăng trưởng, suy giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen suyễn.
Còn đối với người lớn sẽ gây ra các hiện tượng thiếu máu cơ tim cục bộ và đột quỵ. Đặc biệt với người già, ô nhiễm không khí là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc...Chính vì những bệnh lý nguy hiểm mà nó mang lại, ô nhiễm không khí mới trở thành kẻ sát nhân thầm lặng nguy hiểm bậc nhất của chúng ta.
3. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe trong tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn biến phức tạp như hiện nay?
3.1. Kiểm tra AQI hàng ngày
AQI là viết tắt của Air Quality Index, là chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm không khí.
Ví dụ: AQI của Hà Nội
Tra cứu số liệu ô nhiễm không khí địa phương (tại đây) sẽ cho bạn biết chỉ số chất lượng không khí tại nơi bạn ở đang nằm trong mức nào. Các thông tin được mã hóa bằng màu sắc rất dễ hiểu. Từ đó bạn sẽ nắm được tình trạng ô nhiễm không khí tại nơi bạn ở để điều chỉnh các kế hoạch hoạt động vui chơi ngoài trời của mình.
3.2. Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Khẩu trang vẫn là một sự lựa chọn tốt để bảo vệ hệ hô hấp của chúng ta, đóng vai trò như một lớp màng lọc che chắn giúp bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân vật lý như bụi mịn trong không khí.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài
Tuy nhiên, khẩu trang là một giải pháp khá tốt, nhưng chúng không có hiệu quả cao đối với những ngày chất lượng không khí đặc biệt kém và cũng không thể bảo vệ hoàn toàn khỏi các tác nhân hóa học trong không khí bị ô nhiễm.
3.3. Trồng cây lọc không khí trong nhà
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, thực vật có khả năng hút bụi, hấp thụ các chất độc hại có trong không khí đặc biệt là trong các không gian kín, kém lưu thông khí như trong nhà.
Trồng các loại cây lọc không khí trong nhà
Ngoài ra chúng còn cân bằng độ ẩm, giảm nhiệt độ phòng một cách tự nhiên. Các loài cây có thể kể đến như nha đam, lưỡi hổ, dương xỉ, lan ý,...là những cây cảnh có thể lọc bụi và hóa chất độc hại trong nhà.
3.4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm bên ngoài
Với chất lượng không khí Hà Nội luôn thường trực ở mức độ trung bình và trung bình thấp như hiện nay, việc hạn chế các hoạt động ngoài trời là cần thiết đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ.
3.5. Sử dụng máy lọc không khí
Đầu tư vào máy lọc không khí là một trong những cách dễ dàng và đơn giản nhất để đảm bảo chất lượng không khí trong nhà và giảm các tác nhân gây hại đến sức khỏe. Máy lọc không khí với công nghệ màng lọc và khử khuẩn hiệu quả, giúp hạn chế tối đa lượng bụi mịn trong không khí, khử sạch các tác nhân lý - hóa học gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, máy lọc không khí là một thiết bị rất đáng để đầu tư so với những giá trị lợi ích mà nó đem lại.
Sử dụng máy lọc không khí
Hiện nay, rất dễ dàng để tìm mua các sản phẩm máy lọc không khí trên toàn quốc với đa dạng về mẫu mã và giá cả. Điện máy GreenAir là một trong những cơ sở phân phối các thiết bị điện máy của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm được trải qua đào tạo từ chính các nhà cung cấp đảm bảo cung cấp tới khách hàng những mặt hàng chính hãng với giá cả hợp lý nhất.
3.6. Có chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh
Các biện pháp kể trên chỉ là các biện pháp hỗ trợ để giảm thiểu các ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là xây dựng một nền tảng sức khỏe tốt. Sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng giàu vitamin như vitamin A, C, D, E,...và các khoáng chất tự nhiên để đảm bảo một sức đề kháng khỏe mạnh.
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh
Ngoài ra, nên kết hợp với tập thể dục, hoặc kết thân với một trò chơi thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng cường thể lực cũng là một cách hữu ích giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý từ bên trong.
Tham khảo ngay các sản phẩm máy lọc không khí tại Điện máy GreenAir!