Bạn thường xuyên phát những vết cặn xà phòng còn dính lại trên quần áo sau mỗi lần giặt máy. Việc quần áo không sạch còn đọng lại xà phòng khiến làn da bị dị ứng khi mặc chúng. Vấn đề này khiến nhiều chị em đau đầu không biết xử lý thế nào, đặc biệt tình trạng này hay xảy ra đối với máy giặt cửa trên đã sử dụng một thời gian dài. Vậy làm thế nào để quần áo không còn bị dính cặn xà phòng sau khi giặt máy? Chúng tôi sẽ tháo gỡ giúp bạn mối lo âu này bằng những biện pháp cực kỳ đơn giản dưới đây nhé.
Có nhiều nguyên nhân khiến máy giặt xuất hiện tình trạng bị cặn bẩn, cặn bám:
1. Dầu mỡ đọng trong lồng giặt
Dầu mỡ bám dính trên quần áo sau khi giặt sẽ dễ bị đọng lại ở bên trong lồng giặt và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng máy giặt bị cặn bẩn. Những cặn bẩn này sẽ dễ bám dính vào quần áo ở những lần giặt sau và khiến quần áo bạn không được sạch sẽ.
2. Do dư thừa dung dịch làm mềm vải
Nhiều người có thói quen cho nhiều nước xả vải trong mỗi lần giặt vì nghĩ rằng quần áo được sạch và thơm hơn. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều lại khiến cho dung dịch này dễ vón cục và đọng dư lại trong lồng giặt khiến cho máy giặt lại trở nên bẩn hơn.
3. Lớp sơn bị bong tróc
Lớp sơn bên trong máy giặt cũng rất dễ bị bong tróc và tạo ra các vết hoen gỉ màu vàng sậm, nâu đỏ bám trên quần áo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến quần áo sau khi giặt bị bám cặn, vết dơ.
4. Túi lọc cặn bẩn trong lồng giặt bị rách
Mọi máy giặt hiện nay đều được trang bị túi lọc bên trong lồng giặt để lọc các sợi vải thừa, rác vụn rơi ra trong quá trình giặt máy. Nếu như túi lọc bị rách hoặc quá bẩn sẽ làm giảm hiệu quả lọc sạch cũng như khiến cho áo quần không được sạch sẽ.
5. Chọn mức nước quá thấp, hay nước chảy quá yếu
Đôi khi, lượng quần áo bỏ vào nhiều mà bạn chọn mực nước quá thấp cũng có thể khiến bột giặt không thể hòa tan hết. Ngoài ra, nước chảy quá yếu cũng có thể gây ra hiện tượng này. Do nước yếu nên bột giặt chứa trong ngăn đựng bột giặt không chảy ra hết khi giặt mà bị vón cục hoặc đặc lại ở trong ngăn.
Trong quá trình xả hay vắt khô, lượng bột giặt này mới theo nước rớt xuống làm quần áo bị dính cặn bột giặt.
Cách xử lý: hãy chọn mực nước phù hợp so với lượng quần áo bỏ vào máy giặt. Nếu thấy áp lực nước chảy vào máy giặt quá yếu, bạn nên cho xà phòng hòa tan với nước trước rồi đổ trực tiếp vào lồng giặt.
6. Không vệ sinh lồng giặt thường xuyên
Sau một thời gian sử dụng, lồng giặt sẽ tích tụ những chất cặn bám từ bột giặt bên trong và khi bạn giặt quần áo, cặn bám này có thể bong ra dính vào quần áo gây dị ứng.
Cách xử lý: hãy vệ sinh lồng giặt một cách thường xuyên.
7. Cho quá nhiều quần áo vào máy giặt
Việc cho quá nhiều quần áo vào máy giặt sẽ làm máy không có đủ không gian để nhào trộn quần áo, tạo luồng nước lưu thông bên trong lồng giặt. Khiến bột giặt bị dính lại ở những nếp gấp, cuộn tròn của quần áo.
Cách xử lý: bạn chỉ nên cho vào máy đúng trọng lượng quần áo mà máy quy định. Ngoài ra, không được để quần áo đầy quá chiều cao lồng giặt.
8. Không làm sạch bộ lọc xơ vải
Đôi khi cặn trắng mà bạn thấy trên quần áo không phải là cặn xà phòng mà lại chính là xơ vải cũ tồn dư trong máy giặt do lâu ngày bạn không vệ sinh bộ lọc xơ vải bên trong máy. Ngoài ra, bột giặt cũng có khả năng bị dính lại trên lớp xơ vải ở bộ lọc này.
Cách xử lý: bạn nên tháo bộ lọc xơ vải ra và vệ sinh chúng thường xuyên. Tránh để chúng quá đầy.
Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục khi máy giặt bị đóng cặn mà GreenAir Việt Nam tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho quý khách hàng. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về các sản phẩm máy giặt cũng như gia dụng, vui lòng liên hệ số hotline 024.228.333.77 để được tư vấn chi tiết nhất.
GreenAir Việt Nam cam kết
- Sản phẩm giá tốt chất lượng ổn định
- Cam kết giao hàng trong ngày
- Lắp đặt chuẩn quy trình
- Phụ kiện chính hãng
- Bảo hành dài hạn