BẢNG MÃ LỖI ĐIỀU HOÀ ÂM TRẦN DAIKIN
Sản Phẩm Chính Hãng
Dịch Vụ Tận Tâm
Bán buôn - Bán lẻ024.228.333.77

BẢNG MÃ LỖI ĐIỀU HOÀ ÂM TRẦN DAIKIN

Tổng hợp mã lỗi điều hoà âm trần Daikin

E0 : Kích hoạt thiết bị bảo vệ (thống nhất)

E1: Lỗi của board mạch

E2 : Lỗi thiếu dây tiếp đất

E3: Lỗi do sự tác động của công tắc cao áp

E4: Lỗi do sự tác động của cảm biến hạ áp

E5: Lỗi do động cơ máy nén inverter

E6: Lỗi do máy nén thường bị kẹt hoặc bị quá dòng

E7: Lỗi ở mô tơ quạt dàn nóng.

E8: Quá dòng máy nén biến tần

E9: Lỗi van tiết lưu điện từ

EA: Lỗi van bốn ngã hoặc công tắc nóng/lạnh

EC: Nhiệt độ nước vào dàn nóng bất thường

EE: Lỗi động cơ bị lưu trữ nhiệt

EH: Lỗi động cơ bơm nước làm mát

EJ: Thiết bị bảo vệ tác động

F3: Lỗi nhiệt độ đầu dây

F4: Phát hiện hoạt động trong điều kiện ẩm

F6: Áp suất cao bất thường hoặc dư môi chất lạnh

FA: Áp suất đầu đẩy bất thường

FE: Áp suất dầu bất thường

FF: Mực dầu bất thường hoặc thiếu dầu

FH: Nhiệt độ cao bất thường của dầu lạnh

FJ: Nhiệt độ khí thải bất thường của động cơ

H0: Lỗi hệ thống cảm biến của máy nén

H1: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng hoặc van điều tiết tạo ẩm

H2: Lỗi cảm biến điện áp

H3: Lỗi công tắc cao áp (HPS)

H4: Lỗi công tắc hạ áp (LPS)

H5: Lỗi cảm biến quá tải động cơ máy nén

H6: Lỗi cảm biến vị trí

H7: Lỗi tín hiệu động cơ quạt dàn nóng

H8: Lỗi bộ điều chỉnh nhiệt của máy nén

H9: Lỗi cảm biến nhiệt độ không khí ngoài dàn nóng

HA: Lỗi cảm biến nhiệt độ gió ra dàn nóng

HC: Lỗi cảm biến nhiệt độ nước

HE: Lỗi cảm biến mực nước thải

HF: Cảnh báo thiết bị dự trữ nhiệt hoặc điều khiển dự trữ

HH: Cảnh báo nhiệt độ phòng cao

HJ: Lỗi mực nước bồn dự trữ nhiệt

J0: Lỗi cắm nhầm các đầu cảm biến

J1: Lỗi cảm biến áp suất

J2: Lỗi cảm biến dòng máy nén

J3: Lỗi cảm biến nhiệt độ đầu đẩy

J4: Lỗi cảm biến nhiệt độ bão hòa tương ứng hạ áp

J5: Lỗi cảm biến nhiệt độ môi chất lạnh hồi dàn nóng

J6: Lỗi cảm biến nhiệt độ dàn trao đổi nhiệt

J7: Lỗi cảm biến nhiệt độ

J8: Lỗi cảm biến nhiệt độ

J9: Lỗi cảm biến nhiệt độ

JA: Lỗi cảm biến cao áp

JC: Lỗi cảm biến hạ áp

JE: Lỗi cảm biến áp suất dầu hoặc nhiệt độ bồn phụ

JF: Lỗi cảm biến mực dầu hoặc nhiệt độ dàn trao đổi nhiệt

JH: Lỗi cảm biến nhiệt độ dầu

JJ: Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng máy hoặc nhiệt độ gió thải

L0: Lỗi về hệ thống biến tần

L1: Lỗi bo mạch biến tần

L3: Nhiệt độ hộp điện tăng cao

L4: Nhiệt độ cánh tản nhiệt dàn nóng tăng cao

L5: Động cơ máy nén biến tần quá dòng

L6: Động cơ máy nén biến tần quá dòng

L7: Quá dòng tất cả đầu vào

L8: Lỗi quá dòng máy nén biến tần

L9: Lỗi lỗi khởi động máy nén biến tần

LA: Lỗi transistor nguồn

LC: Lỗi truyền tín hiệu giữa bo mạch điều khiển và bo mạch biến tần

LE: Lỗi hệ thống đánh lửa

LF: Lỗi khởi động động cơ

LH: Lỗi bộ chuyển đổi phát điện

LJ: Dừng động cơ

P0: Thiếu môi chất lạnh

P1: Điện áp pha không cân bằng, lỗi bo mạch biến tần

P2: Dừng hoạt động nạp môi chất lạnh tự động

P3: Lỗi cảm biến nhiệt độ hộp điện

P4: Sự cố cảm biến nhiệt độ vây bức xạ

P5: Lỗi cảm biến dòng điện DC

P6: Lỗi cảm biến đầu ra AC hoặc DC

P7: Lỗi cảm biến tổng dòng điện đầu vào

P8: Thiết bị bảo vệ chống bám đá kích hoạt trong quá trình nạp môi chất lạnh tự động

P9 : Hoàn thành việc nạp môi chất lạnh tự động

PA: Hết môi chất lạnh trong bình trong quá trình nạp tự động (Thay bình mới)

PC: Hết môi chất lạnh trong bình trong quá trình nạp tự động (Thay bình mới)

PE: Chuẩn bị hoàn tất việc nạp môi chất lạnh tự động

PF: Lỗi dẫn động khởi động

PH: Hết môi chất lạnh trong bình trong quá trình nạp tự động (Thay bình mới)

PJ: Kết hợp sai inverter và bo mạch quạt

Những lưu ý khi sử dụng máy lạnh âm trần để máy hoạt động bền bỉ nhất

Chọn điều hoà âm trần có công suất phù hợp với phòng

Khi bạn mua máy lạnh, việc lựa chọn công suất phù hợp có vai trò quan trọng hơn cả. Công suất phù hợp là điều quan trọng để đảm bảo ngôi nhà của bạn được làm mát tối ưu mà không sử dụng năng lượng dư thừa. Một thiết bị có công suất quá lớn sẽ gây lãng phí. Một thiết bị quá nhỏ nghe có vẻ tiết kiệm nhưng hiệu quả làm mát không được tối ưu và tiêu tốn nhiều điện năng.

Cài đặt nhiệt độ phù hợp

Để tiết kiệm điện năng tối đa nhất, bạn nên chọn nhiệt độ trung bình từ 25 – 27 độ C. Ngoài ra cần lưu ý là khi điều chỉnh nhiệt độ thì chênh lệch giữa nhiệt độ trong nhà với môi trường bên ngoài không nên quá 6 độ.

Không bật 24/24

Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, việc bật điều hòa liên tục trong suốt 24/24h thường là thực trạng chung của nhiều gia đình. Và đây chính là nguyên nhân lớn khiến hóa đơn tiền điện tăng, máy lạnh nhanh hỏng. Theo đó để tiết kiệm điện, bạn có thể kết hợp sử dụng quạt gió, quạt điện, máy phun sương… Tránh những trường hợp máy lạnh quá tải. Ngoài ra vào buổi tối, khi nhiệt độ xuống thấp thì bạn cũng có thể tắt máy lạnh để chúng được nghỉ ngơi.

Bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên

Sau quá trình dài sử dụng, chiếc máy lạnh của gia đình bạn cũng cần được “quan tâm”. Việc vệ sinh máy thường xuyên không những giúp cho bầu không khí trong lành hơn. Mà bên cạnh đó còn giúp máy có tuổi thọ cao vượt thời gian. Và đặc biệt hơn khi máy hoạt động tốt, luôn ở trong trạng thái ổn định thì khả năng tiết kiệm điện sẽ được nâng cao.

Những mã lỗi này sẽ cho bạn biết tình trạng máy đang gặp phải, tuy nhiên bạn không nên tự sửa chữa nếu không qua đào tạo chuyên môn. Hãy liên hệ đến trung tâm bảo hành của Daikin để được tư vấn bảo hành bạn nhé!

 

 
Bài viết khác

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

avatar
Đánh giá:

Sản phẩm đã xem